Đau họng tái đi tái lại là tình trạng viêm họng kéo dài, thường xuyên xuất hiện theo chu kỳ và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý bệnh hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Đau họng tái đi tái lại là tình trạng viêm hoặc kích ứng vùng họng xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian, thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Triệu chứng đặc trưng bao gồm cảm giác đau rát, khó nuốt, ngứa họng, hoặc khàn giọng. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống.
Đau họng tái phát thường đi kèm với các triệu chứng khác, phản ánh nguyên nhân tiềm ẩn. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải:
Khác với đau họng thông thường chỉ kéo dài vài ngày, đau họng tái phát thường có chu kỳ lặp lại, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời bệnh có nguy cơ tiến triển thành các biến chứng nếu không được xử lý đúng cách. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và tìm hiểu nguyên nhân là bước đầu tiên để kiểm soát tình trạng này.
>> GỢI Ý: Đau họng uống gì để giảm đau nhanh và cải thiện sức khỏe hiệu quả? [DÀNH CHO BẠN]
Tình trạng đau họng cứ lặp đi lặp lại không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo rằng có thể tồn tại một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
Khi bị viêm nhiễm cấp tính tái phát nhiều lần, cấu trúc amidan có thể thay đổi, các hốc amidan trở nên sâu hơn, tạo thành nơi trú ẩn lý tưởng cho vi khuẩn. Lúc này, amidan không còn thực hiện tốt chức năng bảo vệ mà trở thành một ổ viêm mạn tính.
Niêm mạc họng bị viêm lâu ngày dẫn đến tổn thương mạn tính, làm mất lớp bảo vệ tự nhiên, dễ nhạy cảm với tác nhân bên ngoài. Viêm mãn tính cũng có thể tạo môi trường cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển, gây bùng phát triệu chứng định kỳ.
Tương tự amidan, VA có thể bị viêm mạn tính, đặc biệt ở trẻ em, nhưng đôi khi vẫn tồn tại và gây bệnh ở người lớn. Viêm VA mạn tính gây tắc nghẽn cửa mũi sau, dẫn đến chảy dịch mũi sau liên tục xuống họng, kích thích niêm mạc họng và gây đau họng.
Khi hệ miễn dịch không đủ mạnh để tiêu diệt hoặc kiểm soát vi khuẩn (như liên cầu khuẩn) hoặc virus, các tác nhân này dễ dàng xâm nhập và gây viêm ở niêm mạc họng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các đợt viêm họng tái phát thường xuyên hơn người bình thường.
Nhiều trường hợp đau họng tái phát không phải do vi khuẩn hay virus, mà xuất phát từ các yếu tố kích thích hoặc bệnh lý khác như:
Đau họng tái đi tái lại còn diễn ra với trường hợp từ nhẹ đến nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nguyên nhân, tần suất, thời gian kéo dài, và triệu chứng đi kèm.
Trong nhiều trường hợp, đau họng tái phát do các nguyên nhân lành tính và không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe. Các tình huống này bao gồm:
Tuy nhiên, ngay cả trong các trường hợp này, nếu đau họng kéo dài hoặc tái phát thường xuyên (>3-4 lần/tháng), cần đánh giá thêm để loại trừ các nguyên nhân khác. Viêm họng kéo dài có thể làm suy yếu niêm mạc, tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát hoặc viêm mạn tính.
Tình trạng đau họng tái phát không đơn thuần là do cảm lạnh thông thường mà có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng:
Đặc biệt, nếu đau họng đi kèm các triệu chứng sụt cân bất thường, khó nuốt kéo dài, nổi hạch hoặc xuất hiện khối u vùng cổ, đó có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng.
>> XEM THÊM: Hướng dẫn phân biệt viêm họng và viêm phế quản
Khi đau họng tái đi tái lại nhiều lần gây khó chịu, việc thăm khám và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp sẽ giúp kiểm soát triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng này tái phát trở lại.
Bước đầu tiên khi đau họng kéo dài là tìm đến bác sĩ để xác định nguyên nhân. Các xét nghiệm như cấy dịch họng, nội soi mũi xoang hoặc xét nghiệm máu có thể được thực hiện để phát hiện nhiễm trùng, dị ứng hoặc bệnh lý nền.
Dựa trên kết quả, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho bạn, chẳng hạn như dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống hay can thiệp ngoại khoa.
Việc điều trị đau họng tái phát trong Tây y phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Bác sĩ sẽ dựa trên thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết để đưa ra phác đồ phù hợp.
Các biện pháp tại nhà là lựa chọn đầu tiên để giảm triệu chứng đau họng tái phát, đặc biệt trong trường hợp nhẹ hoặc do nguyên nhân không nhiễm trùng. Những phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và được nhiều người tìm kiếm.
Các mẹo trên không thể thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị chuyên sâu. Nếu áp dụng đúng cách, chúng có thể hỗ trợ rút ngắn thời gian phục hồi và ngăn ngừa đau họng tái phát hiệu quả.
Phòng ngừa là yếu tố quan trọng để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của đau họng tái phát. Các biện pháp sau giúp bảo vệ họng và tăng cường sức khỏe tổng thể:
Đau họng tái đi tái lại tuy phổ biến nhưng không nên xem nhẹ, nhất là khi triệu chứng kéo dài và có dấu hiệu bất thường. Việc chủ động thăm khám sớm, kết hợp chăm sóc tại nhà và phòng ngừa đúng cách sẽ giúp kiểm soát tình trạng này hiệu quả, bảo vệ sức khỏe vùng họng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: